50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, bạn có rất nhiều cách để có thể gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng như: Mẫu CV chỉn chu, các kỹ năng chuyên môn đáp ứng cho công việc, sự hiểu biết về công ty cũng như vị trí ứng tuyển,...
Vào cuối phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên rằng “Bạn có câu hỏi nào muốn đặt cho chúng tôi không?”. Đây là lúc bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi về công ty, công việc chi tiết của vị trí ứng tuyển,... Cùng tìm hiểu ngay bài viết bên dưới để biết được những câu hỏi hay, cũng như cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách khéo léo nhé!
I. Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Trong buổi phỏng vấn, bạn có rất nhiều cách để có thể gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng như: Mẫu CV chỉn chu, các kỹ năng chuyên môn đáp ứng cho công việc, sự hiểu biết về công ty cũng như vị trí ứng tuyển,... Tuy nhiên, có khá ít người biết rằng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng chính là cách để gây ấn tượng một cách khéo léo khi phỏng vấn xin việc.
Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng bạn vừa thể hiện được cá tính của bản thân vừa cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá khách quan mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển. Ngoài ra, thông qua việc đặt câu hỏi bạn cũng có thể:
- Tìm hiểu về văn hóa, những quy định, bộ máy hoạt động của công ty.
- Làm rõ các thông tin về đặc thù công việc để không bị bỡ ngỡ khi nhận nhiệm vụ.
- Cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc.
II. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi
1. Đặt câu hỏi với thái độ lịch sự, chân thành
Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, đây sẽ là lúc họ có thể quan sát thái độ của bạn để biết được bạn có thực sự muốn tìm hiểu về công việc này hay không. Thế nên, bạn cần chú ý vào thái độ của mình khi đặt câu hỏi. Điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự chân thành cũng như mong muốn được tuyển dụng của bạn.
Việc chú ý đến thái độ khi đặt câu hỏi sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn và để họ thấy được sự thoải mái, tự tin, hoạt ngôn ở bạn. Bạn nên tập luyện trước việc đặt câu hỏi khi ở nhà để có thể điều chỉnh thái độ cho phù hợp và thể hiện tốt trước nhà tuyển dụng
2. Dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn
Có khá nhiều ứng viên khi đặt câu hỏi sẽ bị run, khi đó câu chữ trở nên lủng củng và không có sự liên kết. Thế nên, bạn cần chú ý đến việc dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn và cố gắng giữ sự bình tĩnh để không mắc lỗi trong quá trình đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra khi lựa chọn từ ngữ đúng mực, bạn sẽ nhận được phản ứng tích cực từ nhà tuyển dụng. Khi đó họ sẽ thoải mái hơn trong việc trả lời và có thể chia sẻ nhiều điều hơn liên quan đến câu hỏi cho bạn biết. Vì vậy, việc dùng từ ngữ trong câu hỏi khá quan trọng, giúp bạn có thể ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng về sự tinh tế và tác phong chuyên nghiệp.
3. Đặt câu hỏi thông minh
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự thông minh và nhạy bén của bạn thông qua việc đặt câu hỏi cho họ. Do đó, bạn nên đặt các câu hỏi thường có câu trả lời đi chi tiết vào vấn đề hay cần phải mô tả cụ thể hơn về vấn đề đó. Điều này giúp gợi mở câu chuyện và tạo cho nhà tuyển dụng có cơ hội được chia sẻ với bạn nhiều thông tin về công việc hơn!
Tránh các câu hỏi có dạng trả lời có hoặc không, vì sẽ khiến cuộc đối thoại nhanh kết thúc và nhà tuyển dụng sẽ không thấy được bạn thực sự muốn tìm hiểu về công việc này. Do đó, việc đặt câu hỏi thông minh không chỉ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hơn mà còn cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm cũng như mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này của bạn.
4. Chú ý vào mục đích câu hỏi
Đừng nghĩ việc đặt câu hỏi là một chuyện dễ dàng, vì nếu không chú ý bạn có thể sẽ bị lạc hướng và các câu hỏi trở nên lan man, không đúng với mục đích ban đầu. Điều đó sẽ làm cho bạn trở nên lo lắng, mất bình tĩnh và nhà tuyển dụng sẽ không thấy được sự nổi bật ở bạn. Ngoài ra, khi đặt câu hỏi không đúng mục đích sẽ làm mất thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng.
Vì vậy, bạn nên chú ý vào mục đích câu hỏi để đặt những câu đúng trọng tâm cũng như nhận được câu trả lời mong muốn. Ngoài ra, còn để cho nhà tuyển dụng thấy được sự tập trung của bạn, họ có thể đánh giá bạn có những tố chất phù hợp với vị trí ứng tuyển đấy nhé!
5. Nên đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề công ty, công việc
Đặt các câu hỏi xoay quanh công ty, công việc giúp bạn biết thêm về văn hóa, những quy định cũng như quy trình hay các kỹ năng cần có để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, khi tập trung hỏi về công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự muốn tìm hiểu về vị trí ứng tuyển này.
6. Xem xét mức độ mối quan hệ khi đặt câu hỏi
Bạn cần quan sát và xem xét để có thể đặt câu hỏi phù hợp với mức độ của mối quan hệ. Mức độ mối quan hệ ở đây chỉ việc xác định khoảng cách tuổi tác, vị trí công việc của nhà tuyển dụng để lựa chọn cách nói chuyện vừa phù hợp vừa lịch sự nhưng vẫn giữ được sự nghiêm túc cho buổi phỏng vấn.
7. Chú ý lắng nghe câu trả lời
Sau khi đặt câu hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời từ nhà tuyển dụng. Khi này bạn cần phải tập trung và chú ý lắng nghe để hiểu những gì mà họ chia sẻ. Bất kể đó là những thông tin mà bạn đã biết trước đó, thì vẫn phải tập trung lắng nghe để có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan khác.
Ngoài ra, khi chú ý lắng nghe bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình là người rất tập trung cũng như tôn trọng những điều mà họ đang chia sẻ. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào mà nhà tuyển dụng trao đổi với bạn, biết đâu nó lại rất hữu ích đấy nhé!
IV. Bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng điều gì?
1. Anh/chị có thể cho tôi biết công ty làm về gì không?
Trước khi tham gia phỏng vấn, điều bạn cần phải làm chính là tìm hiểu những thông tin cơ bản về công ty. Chính vì vậy, việc công ty đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào thì bạn bắt buộc phải biết. Nếu bạn đặt câu hỏi này đồng nghĩa nói với nhà tuyển dụng rằng mình chưa có sự chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn này!
2. Tổng thời gian mà tôi sẽ được nghỉ phép là bao nhiêu?
Về những quyền lợi và đãi ngộ của công ty sẽ được nhà tuyển dụng phổ biến cho bạn. Nếu chúng không được nhắc đến, bạn cũng không nên hỏi câu này ngay khi được đặt câu hỏi. Điều này sẽ làm mất điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và sẽ bị đánh giá thiếu tính chuyên nghiệp trong việc đặt câu hỏi.
3. Mức lương cho vị trí này được tính như thế nào?
Nên hạn chế và tránh các câu hỏi liên quan đến lương thưởng, nếu nhà tuyển dụng là người đề cập đến thì bạn có thể khéo léo đặt các câu hỏi liên quan. Tránh việc chủ động hỏi câu hỏi này, sẽ làm cho nhà tuyển dụng nghĩ bạn ứng tuyển chỉ vì mức lương hấp dẫn chứ không thực sự để tâm đến công việc.
4. Đối thủ cạnh tranh của công ty là những doanh nghiệp nào?
Nếu bạn đặt câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn đang có ý đồ xấu hoặc trong tương lai sẽ có hành vi không tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn không nên hỏi các câu liên quan đến đối thủ cạnh tranh trong buổi phỏng vấn.
5. Tầm quan trọng của sự có mặt là như thế nào?
Nếu bạn không muốn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì đây là câu hỏi mà bạn cần loại khỏi danh sách của mình. Bởi sẽ không doanh nghiệp nào mong muốn nhân viên của mình vắng mặt trong các buổi họp hay thậm chí là đi làm trễ giờ. Vì vậy, tầm quan trọng của sự có mặt chắc hẳn chính bạn là người hiểu rõ nhất.
6. Công ty có cho nhân viên làm việc ở nhà không?
Nếu công ty, công việc bạn ứng tuyển cho phép có thể làm việc ở nhà hay làm việc từ xa trong thời gian nhất định thì tại phần mô tả công việc sẽ được nhắc đến hoặc sẽ được nhà tuyển dụng đề cập. Do đó, tránh đặt câu hỏi này trong buổi phỏng vấn để không mất điểm với nhà tuyển dụng bạn nhé!
7. Công ty sẽ đánh giá nhân viên như thế nào?
Việc quan tâm đến bộ máy công ty và hiệu suất làm việc là tốt, tuy nhiên những thông tin liên quan đến quá trình đánh giá thì không nên đề cập. Vì vậy, tránh đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề này nếu không muốn nhà tuyển dụng lo lắng về những biểu hiện trong công việc của bạn khi được tuyển.
8.Tôi không có câu hỏi nào để đặt cả
Trong buổi phỏng vấn, tốt nhất bạn nên tránh nói câu này với nhà tuyển dụng khi được phép đặt câu hỏi. Bạn nên chuẩn bị ít nhất 1 câu để đặt cho nhà tuyển dụng, để họ thấy được sự quan tâm của bạn đến công việc cũng như sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.
Bạn vừa tìm hiểu qua tổng hợp 50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Hy vọng bài viết này hữu ích và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
- Nguồn: TGDĐ
Xem thêm